1. Mua cho ai
Bạn nên mua bảo hiểm cho chính bản thân bạn, và/hoặc vợ (chồng) của mình, vì chính vợ chồng bạn mới là người làm ra tiền và đảm bảo cuộc sống gia đình & con cái. Trong trường hợp bạn bị rủi ro, con bạn sẽ nhận được một khoản tài chính kha khá để tồn tại. Còn nếu bạn dư giả về tiền bạc thì hãy nghĩ đến chuyện mua cho con bạn nhé. TomTun
Đây gọi là tính năng bảo vệ cho nguồn thu nhập chính! Với lọai này chú ý tới điều khoản loại trừ (khi nào đền, khi nào không?)
Nếu có rủi ro cao về tai nạn, bạn nên mua mệnh giá thấp cho hợp đồng chính, mua sản phẩm bổ sung mệnh giá lớn, vì những sản phẩm này giá thấp.
Ví dụ mua bảo hiểm mệnh giá110 Triệu / 18 năm bạn đóng mỗi năm cho sản phẩm chính khỏang 10 triệu, trong khi mua mệnh giá 100 triệu cho sản phẩm bổ sung chỉ mất khỏang 500K một năm.
2. Giàu có nên mua
Theo mình, những người thật sự giàu có thì lại không nghĩ đến chuyện mua bảo hiểm, còn những người trụ cột gia đình nghĩa là nếu có rủi ro gì đó cho họ thì gia đình sẽ mất đi nguồn thu nhập chính sẽ tham gia bảo hiểm nhiều hơn. Nhưng thông thường, người ta mua bảo hiểm không phải mục đích chính là đầu tư tiền có lãi mà cái chính là để mua sự an tâm trước rủi ro. Nên nếu bạn cứ phân vân thì không biết đến bao giờ mới có thể an tâm được - Van Tho Trang
Giàu có càng phải mua, nếu một tháng bạn trích ra một khoản là 10% thu nhập, nhưng nếu có rủi ro, bạn nhận lại được khỏan thu nhập của người làm việc chính trong nhiều năm, sẽ hỗ trợ gia đình tốt hơn!
3. Tính tiết kiệm của bảo hiểm
Thật cạch cái thằng bảo hiểm nhân thọ ra. Mẹ mình cũng mua bảo hiểm của thằng Pru cho mình 10 năm mà tính ra tiền gửi tiết kiệm còn lãi gấp bao nhiêu lần :Nikeboi
Nếu tính về lợi nhuận thì bảo hiểm nhân thọ không thể bì được. Thời gian trước có một lọai bảo hiểm gọi là bảo hiểm tử vong, do Bảo Việt phát hành. Cách tính phí cũng đơn giản thôi, cứ tử vong là đền.
Mệnh giá chia đều cho cách năm, vậy là ra phí. Ví dụ mua mệnh giá 10 triệu/ 10 năm --> mỗi năm 1 triệu.
Hễ quyền lợi càng cao thì nộp phí càng nhiều, muốn có phần tiết kiệm tích hợp thì phải nộp nhiều hơn.
Về khoản tiết kiệm, nhận xét này sẽ trả lời giúp bức thư của ông Huỳnh Trung Nhân cho việc các nhân viên tư vấn hay lấy "lợi ra dụ"
Các đại lý bảo hiểm của các hãng Manulife, Prudential và AIA đều đã tiếp xúc với tôi nhưng cách giải thích của họ chỉ chú trọng đến phần lợi sẽ có được của người mua bảo hiểm, nhưng họ không muốn đề cập nhiều đến những trục trặc sẽ nảy sinh và những bất lợi có thể xảy đến.
4. Các vấn đề về chi trả quyền lợi - thư của ông Huỳnh Trung Nhân
Các công ty bảo hiểm đều có đội ngũ luật sư để xử lý các vấn đề liên quan đến pháp luật, còn người mua bảo hiểm chỉ có thể đặt lòng tin vào đại lý bảo hiểm và công ty bảo hiểm mà thôi. Do vậy, chẳng lẽ họ phải thuê luật sư mỗi khi muốn mua bảo hiểm?
Với câu hỏi này, nhận xét của một độc giả khác về trường hợp không chi trả quyền lợi bảo hiểm nhân thọ cho nghệ sĩ Lê Dung
Cứ cho là NSND Lê Dung đã vì lý do nào đó (xuề xoà, cả tin...) khai sai các câu hỏi, như TS đã đưa tin, nhưng để chấp nhận một hợp đồng bảo hiểm chẳng nhẽ hãng Prudential với "hơn 150 năm kinh nghiệm" lại vội vàng tin ngay vào lời khai của khách hàng mà không thẩm tra lại các thông tin đó đúng hay sai? Mà đây là trường hợp của NSND Lê Dung, một người rất nổi tiếng, thì thông tin về việc nghệ sĩ có đi nước ngoài không, ai mà chẳng biết, không lẽ Prudential không biết?
Và đây là câu trả lời về chi trả bảo hiểm tôi cho là hợp lý nhất
Nếu chỉ căn cứ vài câu trả lời kiểu điền vào chỗ trống: có rối loạn hô hấp, giọng khàn, hoặc ho kéo dài, dị dạng, rối loạn tại cột sống, lưng cổ khớp cổ bắp... hoặc một câu hỏi rất tối nghĩa là trong vòng 5 năm trở lại đây quý bà đã có ốm, phẫu thuật, tham vấn y khoa... tại bệnh viện không nêu trên không? để từ chối bảo hiểm là thiếu sức thuyết phục. Bởi vì công ty bảo hiểm có quyền kiểm tra sức khỏe của người tham gia bảo hiểm trước khi ký hợp đồng.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét